Bên cạnh quần áo, mỹ phẩm,…thì thiết bị điện tử vốn là mặt hàng mua sắm phổ biến trên các trang Thương mại điện tử, các shop kinh doanh online. Ngoài ra, thiết bị điện tử cũng là một trong những mặt hàng được sản xuất nhiều và liên tục. Bởi thế, nhu cầu vận chuyển hàng hóa linh kiện điện tử cũng ngày một tăng cao, để vận chuyển mặt hàng này một cách an toàn nhất thì hàng phải được đóng gói cẩn thận và đúng quy định.
1. Các loại mặt hàng điện tử
Các loại hàng điện tử còn rất đa dạng và phong phú, nó bao gồm các sản phẩm, thiết bị, linh kiện điện tử hoặc các phụ kiện điện tử được bán trên thị trường. Các loại hàng điện tử phổ biến gồm có:
+ Thiết bị điện tử gia dụng: Bao gồm các sản phẩm như tivi, đầu DVD, máy giặt, tủ lạnh, lò vi sóng, quạt điện, máy hút bụi, v.v.
+ Thiết bị điện tử gia đình: Bao gồm các sản phẩm như máy tính, laptop, điện thoại di động, máy ảnh số, máy quay phim số, v.v.
+ Thiết bị điện tử công nghiệp: Bao gồm các sản phẩm như máy CNC, máy chế biến gỗ, máy hàn, máy khoan, v.v.
+ Linh kiện điện tử: Bao gồm các sản phẩm như resistor, capacitor, transistor, IC, v.v.
+ Phụ kiện điện tử: Bao gồm các sản phẩm như cáp, dây, cốc sạc, pin, v.v.
+ Các sản phẩm điện tử khác: Bao gồm các sản phẩm như loa, tai nghe, bộ lưu điện UPS, v.v.
2. Quy cách đóng gói hàng điện tử thế nào để chuyển đi an toàn?
Hàng điện tử là mặt hàng vô cùng đặc biệt, nó hoàn toàn khác các sản phẩm hàng hóa thông thường. Khi đóng gói hàng điện tử, bạn không những phải đảm bảo quy cách mà còn phải phân thành loại chưa sử dụng và loại đã qua sử dụng. Bởi cách đóng gói của 2 nhóm sản phẩm này là không giống nhau. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết nhất.
* Đóng gói hàng điện tử chưa qua sử dụng
- Hàng điện tử còn nguyên vẹn, chưa qua sử dụng là những hàng còn nguyên tem,mác vẫn được giữ nguyên trong hộp và được đóng gói bởi nhà sản xuất. Do những hàng này đã được đóng gói theo đúng tiêu chuẩn quy định của nhà sản xuất cho việc vận chuyển đi xa nên bạn hoàn toàn không cần tác động thêm vào hoặc đóng gói mới lại. Việc đóng gói thường đơn giản và nhanh hơn rất nhiều. Nếu muốn an toàn hơn, bạn có thể đóng thêm 1 hộp nữa bên ngoài hộp đã có sẵn hoặc là dùng băng keo cố định lại cho chắc chắn.
- Trước khi giao hàng, công ty vận chuyển hàng hóa chỉ chèn thêm các lớp vật liệu mềm bên ngoài hộp nhằm mục đích cố định hàng hóa.
- Với những hàng điện tử lớn trên 30kg bắt buộc phải đóng kiện gỗ, ván ép bên ngoài để bảo vệ sản phẩm tốt hơn, tránh các va đập mạnh trong quá trình vận chuyển.
* Đóng gói đồ điện tử đã qua sử dụng
Với những sản phẩm điện tử- linh kiện điện tử đã qua sử dụng thì không còn đóng gói theo đúng quy cách như sản phẩm mới. Bởi vậy, việc đóng gói cần được thực hiện cẩn thận hơn. Đa phần các sản phẩm hàng hóa điện tử – linh kiện điện tử đã qua sử dụng sẽ được đóng gói theo quy trình cơ bản như sau:
- Sắp xếp gọn gàng sản phẩm điện tử (cố định dây cắm, cố định cánh tủ lạnh,…).
- Bọc lớp nilon dày quanh sản phẩm để chống ẩm ướt, bụi bẩn.
- Bọc thêm một lớp nilon/xốp hoặc mút, bọt biển, bọt khí quanh sản phẩm để cố định và chống sốc. Độ dày tối thiểu khoảng 5cm. Sau đó dùng băng dính cố định.
- Đặc sản phẩm cố định vào thùng gỗ hoặc thùng carton (có kích thước lớn hơn hoặc vừa sản phẩm.
- Sử dụng thêm mút, bông, xốp để chèn vào các vị trí còn trống ở thùng gỗ hoặc thùng carton đảm bảo sản phẩm được cố định chắc chắn.
- Với các sản phẩm dễ vỡ, dễ hỏng, bạn có thể sử dụng thêm 1 – 2 lớp thùng có chứa xốp chống vỡ để đảm bảo an toàn tốt nhất cho sản phẩm.
Ngoài hướng dẫn đóng gói hàng hóa điện tử – linh kiện điện tử bên trên, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Bảo vệ sản phẩm: Các sản phẩm điện tử nhạy cảm với va đập, rung động, ánh sáng và tĩnh điện, vì vậy cần bảo vệ chúng bằng vật liệu bảo vệ như bọt biển, bọt xốp, túi khí hoặc giấy bạc để đảm bảo chúng không bị hỏng trong quá trình vận chuyển.
- Chọn hộp đúng kích thước: Hộp đóng gói sản phẩm cần phải có kích thước phù hợp với sản phẩm để đảm bảo không có sự di chuyển của sản phẩm trong hộp. Nếu hộp quá lớn, sản phẩm có thể di chuyển trong quá trình vận chuyển, trong khi đó nếu hộp quá nhỏ, sản phẩm có thể bị nén hoặc bị hỏng.
- Sử dụng vật liệu đóng gói chất lượng: Sử dụng vật liệu đóng gói chất lượng tốt để đảm bảo sản phẩm được bảo vệ tốt. Sử dụng băng dính hoặc dây đai để niêm phong hộp đóng gói và tránh để trống khoảng cách giữa các sản phẩm bên trong hộp.
- Đánh dấu sản phẩm: Đánh dấu sản phẩm bên ngoài hộp đóng gói để phân biệt các sản phẩm khác nhau và để biết được sản phẩm đó là sản phẩm gì. Việc đánh dấu sản phẩm cũng giúp cho việc quản lý hàng hóa và phân phối hàng hóa được thuận tiện hơn.
- Đóng gói đúng cách: Đóng gói sản phẩm theo đúng quy trình và đảm bảo các bước đóng gói được thực hiện đúng cách để đảm bảo sản phẩm được bảo vệ tốt trong quá trình vận chuyển.
- Ghi chú vận chuyển: Ghi chú các thông tin cần thiết như địa chỉ, số điện thoại, ghi chú hàng hóa nặng, cồng kềnh, độ dễ vỡ để giúp cho việc vận chuyển hàng hóa được thuận tiện hơn.